Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Nón Lá Gò Găng – Bản Sắc Dân Tộc Việt Nam

Nón lá Gò Găng với truyền thống lâu đời, là nét đẹp đại diện cho dân tộc Việt Nam. Gắn liền với áo dài, bà con nông dân và nón lá cũng như một người bạn cùng bà con theo năm tháng. Cùng About Quy Nhơn tìm hiểu về Nón lá Gò Găng ngay bên dưới.
Giới thiệu
Chiếc nón lá Gò Găng bây giờ là sự kết hợp hài hòa giữa nón bài thơ xứ Huế và nón ngựa ngày xưa được sử dụng trong quân đội. Không chỉ giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm tính cầu kỳ thái quá mà còn tạo ra một sản phẩm thẩm mỹ, tiện dụng. Và phản ánh sự thấu hiểu và sáng tạo trong nghệ thuật dân gian. Song, không vì lẽ đó mà mất đi vẻ duyên dáng nên thơ.
“Gỏi chình Châu Trúc
Bánh tráng Tam Quan
Nón lá Gò Găng
Nem chua chợ Huyện”

Lịch sử hình thành nghề làm nón Gò Găng ở Bình Định
Nón lá Gò Găng được cho là có xuất xứ từ thời kỳ Tây Sơn – Nguyễn Huệ.
Ngày xưa có tên gọi “Nón lá Gò Găng” là vì trước đây, các địa phương sản xuất nón lá ở tỉnh Bình Định. Đều tập trung về chợ nón Gò Găng để buôn bán còn thật ra, nghề làm nón truyền thống trải khắp các làng Bình Đức, Tân Đức, Tân Nghi, Vĩnh Phú, Châu Thành, Phú Thành,…
Nghề làm nón lá có nhiều công đoạn nhưng việc chằm nón đòi hỏi phải có sự chăm chỉ, khéo léo của bàn tay phụ nữ. Để làm được 10 chiếc nón trong ngày, chị em phải ngồi liên tục trong 14 – 15 giờ đồng hồ không nghỉ ngơi. Đôi bàn tay cầm kim phải dùng lực của ngón cái và ngón trỏ để cắm và rút kim

Năm 2007, UBND tỉnh Bình Định đã công nhận Làng nghề Nón lá Gò Găng đạt tiêu chí làng nghề truyền thống.
Quy trình làm nón lá Gò Găng
Phân loại
Hai loại nguyên liệu chính tự nhiên làm nên chiếc nón lá là lá cọ (lá kè) và cây giang núi. Các loại cây lá này có nhiều ở rừng tự nhiên phía Tây Bắc Bình Định (hiện nay nằm trên địa phận rừng ở Kbang hay Kon Plông (tỉnh Kon Tum)).
Trong mấy năm trước đây, nón Gò Găng còn được xuất sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc… Dưới dạng cải biên hình thức cho hợp với xứ người. Từ vùng núi cao nguyên mưa nguồn gió dữ đến các miệt vườn Nam bộ. Nón lá Gò Găng đã trở thành vật dụng thân thiết cho mọi người lao động.

Chuẩn bị
Mỗi nón phải xây với 18-19 lá ở độ tuổi thích hợp. Nếu lá quá tuổi sẽ dẫn đến màu vàng như nón mắc mưa, thếp lá dày không thanh mảnh. Lá nhỏ tuổi thì nhiều gân xanh, làm cho mặt nón thô nhám mất đi vẻ mượt mà.
Cách làm

Nghề chằm nón lá Gò Găng cũng như các làng nghề truyền thống Phú Gia, Thuận Hạnh đã có từ lâu đời.

<<<<<XEM THÊM>>>>>Top 5 Quán Ăn Bình Dân Tại Quy Nhơn
Để lại một bình luận